TOP_BANNER

Những vòng xe chinh phục núi rừng

Anh Nguyễn Tuấn Khiêm là cư dân Phú Mỹ Hưng là người yêu thích môn xe đạp địa hình. Anh yêu thích những chuyến mạo hiểm vào núi rừng trên “những con đường không có đường” kiểu “off-road” của xe đạp mountain bike.

Anh Khiêm thừa nhận rằng để vừa kinh doanh vừa thỏa mãn được đam mê đạp xe của mình một phần chính là nhờ anh sống ở Phú Mỹ Hưng. “Đây là khu đô thị tốt nhất nước rồi. Tôi đi nhiều tôi biết. Môi trường sống trong sạch, điều kiện tập luyện hoàn hảo, an toàn… Tất cả giúp tôi thăng hoa trong công việc cũng như rèn luyện để đủ sức đáp ứng thách thức của môn đạp xe đầy mạo hiểm này”, anh Khiêm chia sẻ.

Phú Mỹ Hưng hội đủ các điều kiện lý tưởng giúp anh Khiêm tập luyện môn xe đạp địa hình.

Sau khi say sưa kể về khu đô thị, ngôi nhà, cửa hàng, môi trường và điều kiện tập luyện tiện lợi quanh mình, chúng tôi nhờ anh giải thích về đam mê môn xe đạp địa hình, anh Khiêm liền nhiệt tình giải thích: xe đạp địa hình là một môn thể thao đầy chất mạo hiểm, nên người chơi cần tập luyện nhiều để có đủ thể lực và kỹ thuật. Nó có năm nhánh chính là: Cross-country (đạp xe băng đồng ), Trail ride (đạp xe trên những đường mòn), All mountain (hay còn gọi là Enduro), Down hill (đạp xe đổ dốc) và Free ride.

Anh Khiêm chuẩn bị vào đường chạy khám phá Bidoup – Đà Lạt.

Đạp xe băng đồng, còn được viết tắt là XC (Cross- country Cycling) là một nhánh của đạp xe địa hình. XC được chọn làm môn thi đấu chính thức tại Thế vận hội Olympic năm 1996, đây là thể loại đạp xe địa hình duy nhất tại Olympic cho đến ngày nay. Địa hình là một trong những yếu tố chính xác định nên một đường đua XC tiêu chuẩn. Đường đua XC được cấu tạo bởi hỗn hợp các cung đường mòn băng qua các khu vực đồng trống, đường rừng, đường đất và thậm chí phối hợp cả một số đoạn đường nhựa hoặc bê tông.

Cho đến thời gian gần đây, môn đua xe đạp băng đồng (XC) vẫn được ngầm cho là môn “dễ chơi” hay “dành cho người mới”, vì đặc điểm của loại hình thi đấu này chú trọng vào thể lực hơn là kỹ thuật. Trail ride là chơi mountain bike trên địa hình đồi núi thực tế. Đây không phải là cuộc đua mà là dành cho những ai đam mê khám phá, chinh phục địa hình, băng rừng, vượt thác, trải nghiệm cảm giác của thể loại này. Các cánh rừng, con suối ở Đồng Nai (Mã Đà, Hiếu Liêm), Tây Ninh (Lò Gò -Xa Mát), Hà Nội (Sóc Sơn)… thường được dân chơi Trail ride chọn.

Chuẩn bị vượt cầu treo ở Bidoup.
Độc hành ở Núi Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu).

All mountain- Enduro, là loại hình đạp xe để “chơi” với những dạng địa hình đồi núi phức tạp, thay đổi liên tục. Người chơi vừa phải leo dốc lại vừa phải đổ dốc. Thậm chí, người chơi đôi khi phải bay, nhảy qua các hố lớn, khe rãnh. Chính vì vậy, thiết bị cho loại hình này phải là các loại xe đạp có hệ thống khung chắc chắn và nặng hơn so với dòng xe Trail. Xe cũng có hai bộ giảm xóc trước và sau. Giảm xóc trước có độ giãn (140 – 160mm) để có thể chịu được va đập từ những cú bay nhảy. Giảm xóc sau có tác dụng tương tự như xe Trail.

Dừng chân bên ngôi đình cổ ở Gò Công.

Down hill (xe đổ đèo) là loại hình chủ yếu đổ dốc. Những con dốc mà xe Down hill vượt qua được thường dài và độ dốc lớn, có thể có chướng ngại vật. Để đáp ứng với đường chạy khắc nghiệt này, khung xe khá nặng, chịu được lực va đập mạnh do phải đổ dốc dài với tốc độ cao. Xe cũng được trang bị hai bộ giảm xóc trước và sau. Giảm xóc trước là loại giảm xóc 2 tầng khá dài (170 – 254mm) để có thể giảm những chấn động rất mạnh. Giảm xóc sau tương tự như những loại xe ở trên. Yên xe được thiết kế vểnh lên để trọng tâm người đạp có thể dồn về phía sau tránh việc bị bổ nhào về phía trước khi đổ dốc. Free ride, là bộ môn đạp xe đổ dốc và thực hiện các kỹ thuật nhào lộn. Khung của xe Free ride nhẹ hơn xe Down hill nhưng vẫn đảm bảo được sự chắc chắn. Xe có hai bộ giảm xóc trong đó giảm xóc trước là loại một tầng (170 – 180mm) để chịu được lực va đập khi tiếp đất sau những cú nhào lộn.

Qua một vườn thanh long.
Tai nạn trên đường đi.

Sau khi giải thích về bộ môn đạp xe địa hình, anh Khiêm say sưa kể về các đường chạy mà anh đã trải nghiệm ở Nam Cát Tiên, Đà Lạt-Bidoup -Thác Hang Cọp, Mã Đà, Madagui… Anh cho biết mỗi vùng đất có một địa hình khác nhau và tạo ra các cảm giác lý thú khác nhau, như: cung đường Gò Công thì qua nhiều đồng lúa, sông và đò, ít dốc, độ khó ít hơn. Ở Núi Dinh, Bà Rịa – Vũng Tàu thì chủ yếu là dốc cao, còn Đà Lạt, Bidoup là khó nhất vì có nhiều đoạn phải dắt không thể đạp được vì đường đèo dốc và độ nguy hiểm cao hơn… Về trang thiết bị để chơi bộ môn Mountain Bike anh Khiêm cho biết cũng khá đơn giản, không quá đắt tiền như các môn xe đạp khác, chủ yếu là cần các trang bị sinh tồn khi đi vào rừng núi. Đối với xe Mountain Bike dùng cho môn Enduro, cần có 2 phuộc giúp đổ đèo khi đi những cung đường khó, giá khoảng 100 triệu, còn xe đạp băng đồng XC loại hardtail để đi đường off-road giá chỉ khoảng 50 triệu là dùng được. Điều đáng chú ý là để chơi môn này phải có thời gian vì thường đi sâu vào các vùng đất mới, núi, rừng… Một chuyến đi ít nhất cũng cần hai ngày, nên sắp xếp thời gian để tập luyện và tham gia cũng là một vấn đề không nhỏ, nhất là đối với người bận rộn.

Cùng đồng đội chia ngọt sẻ bùi…

kết nối

0FansLike
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

tin mới